Phân biệt giữa Kiểm định và Hiệu chuẩn thiết bị đo lường

Phân biệt giữa Kiểm định và Hiệu chuẩn thiết bị đo lường

Phương tiện đo lường là những công cụ, thiết bị vô cùng phổ biến trong sản xuất và trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Vì thế việc đảm bảo tính chính xác, an toàn của thiết bị đo lường là vô cùng cần thiết. Có hai hình thức để xác định, đảm bảo tính chính xác, an toàn của thiết bị đo là: Kiểm định và Hiệu chuẩn thiết bị đo lường. Đây là hai khái niệm rất hay bị nhầm lẫn, khiến các đơn vị sử dụng phương tiện đo bối rối để lựa chọn cách thức kiểm soát phương tiện đo phù hợp, vậy hãy cùng chúng tôi phân biệt hai hoạt động này.

 

Luật Đo lường 2011 đã quy định: Các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh và sử dụng thiết bị đo lường bắt buộc phải kiểm định/hiệu chuẩn để kiểm soát về đo lường.

1. Kiểm định phương tiện đo lường là việc xác định, xem xét và đánh giá sự phù hợp của thiết bị so với yêu cầu pháp lý có đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể hay không, kết quả do cơ quan kiểm định nhà nước xác định là đạt hoặc không đạt.

Kiểm định mang tính chất bắt buộc đối với các phương tiện đo có trong “QUY ĐỊNH VỀ ĐO LƯỜNG ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN ĐO NHÓM 2” theo Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/09/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Việc kiểm định phương tiện đo lường phải tuân theo các quy trình kiểm định, do kiểm định viên đo lường thuộc các tổ chức được Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định thực hiện. là tổ chức được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học Công nghệ chỉ định kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị đo lường, chuẩn đo lường theo Quyết định số 2424/QĐ-TĐC.

Thiết bị đo lường sau khi kiểm định, nếu đạt yêu cầu được dán tem kiểm định hoặc cấp Giấy chứng nhận kiểm định của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường hoặc tổ chức được uỷ quyền kiểm định Nhà nước và có giá trị pháp lý trong cả nước.

2. Hiệu chuẩn phương tiện đo lường là thiết lập mối quan hệ giữa đo lường và phương tiện đo. Hiệu chuẩn liên quan tới xác định mức độ chính xác, xác định sai số của một phương tiện đo. Thực hiện thông qua việc so sánh trực tiếp phương tiện đo với những chuẩn đo lường đã biết nhằm đưa ra một công thức nhằm giúp người sử dụng xác định được giá trị chính xác của các đại lượng khi được đo lường bằng phương tiện đó.

Sau khi được hiệu chuẩn thiết bị sẽ được cấp Giấy kết quả hiệu chuẩn và (trong hầu hết các trường hợp) được gắn tem hiệu chuẩn. Trên cơ sở thông tin này, người sử dụng có thể quyết định phương tiện đo có phù hợp với yêu cầu sử dụng của mình hay không.

Tầm quan trọng của phương tiện đo lường được hiệu chuẩn là: Đảm bảo sự hiển thị số đo của một phương tiện đo phù hợp với các phép đo khác; Xác định độ không đảm bảo đo của phương tiện đo; Thiết lập sự tin cậy của phương tiện đo.

 

Vậy, bản chất về mặt kỹ thuật:

  • Giống nhau của 2 hoạt động: đó là việc so sánh phương tiện đo với chuẩn đo lường để đánh giá sai lệch và các đặc trưng kỹ thuật, đo lường khác của nó.
  • Khác nhau là kiểm định là hoạt động bắt buộc phải thực hiện theo yêu cầu của pháp lý, trong khi hiệu chuẩn là hoạt động tự nguyện theo nhu cầu của người sử dụng thiết bị. .

 

Để hoạt động kiểm định/hiệu chuẩn thiết bị đo lường thực sự hiệu quả, có ý nghĩa, Quý khách nên lựa chọn tổ chức kiểm định/hiệu chuẩn đạt các điều kiện sau đây:

  1. Được Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định;
  2. Có đầy đủ chuẩn đo lường, phương tiện thực hiện kiểm định/hiệu chuẩn theo quy trình tương ứng;
  3. Các chuẩn đo lường và phương tiện đều được định kỳ kiểm định, hiệu chuẩn;
  4. Hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại, đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật để mang lại kết quả chính xác tuyệt đối;
  5. Đội ngũ kiểm định viên có trình độ chuyên môn cao, luôn cẩn thận trong công việc và đặt độ chính xác lên hàng đầu.

Bài viết liên quan

TP sales

Mobile & Zalo: 0383773385
Skype: levanthach1985
Email: [email protected]

Hỗ trợ kỹ thuật

Mobile: 02043603568
Email: [email protected]
[email protected]

Sales

Mobile & Zalo: 0983199882
Email: [email protected]